Khái quát Thành_Thân_vương

Thủy tổ của Thành vương phủ là Vĩnh Tinh - Hoàng tử thứ mười một của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Năm Càn Long thứ 54 (1789), Vĩnh Tinh được phong làm Thành Thân vương. Ông từng nhậm Đô thống Mãn Châu Tương Lam kỳ, Lĩnh thị vệ Nội đại thần, Tông Nhân Phủ Tả Tông nhân.

Ý nghĩa phong hiệu

Phong hiệu ["Thành"] của Vĩnh Tinh, Mãn văn là 「mutengge」, ý là có năng lực, có tài hoa. Xét đến việc Vĩnh Tinh có tài thư pháp lại giỏi hội họa, phong hiệu này xem như chuẩn xác.

Chi hệ

Khác với các chi hệ hậu duệ khác của Cao Tông nhân khẩu tương đối ít, Thành vương phủ có thể xưng là nhân khẩu thịnh vượng, vì vậy mà rất nhiều hậu duệ quá kế thừa kế các Cận chi Tông thất khác.

Vĩnh Tinh có tất cả bảy con trai, trong đó con trai thứ hai Miên Ý (綿懿) và con trai thứ tư Miên Tư (绵思) lần lượt quá kế hai người con của Cao Tông là Vĩnh ChươngVĩnh Cơ; con trai thứ năm và thứ sáu chết yểu, vì vậy cuối cùng còn lại chỉ có con trai trưởng Miên Cần, con trai thứ ba Miên Thông (绵聪) và con trai thứ bảy Miên Tấn (綿儐). Cả ba chi hệ này đều kéo dài, trong đó chi hệ của Miên Cần có đông nhân khẩu nhất, đại tông cũng là do chi hệ của Miên Cần thừa kế.

Địa vị

Vì Thành vương phủ có nhân khẩu thịnh vượng, vẫn luôn là "Kho dự bị" của Cận chi Tông thất. Hai chi hậu duệ của Cao Tông là Tuần Quận vương và phủ Bối lặc Vĩnh Cơ đều do hậu duệ Thành vương phủ thừa kế, thậm chí chi hậu duệ thứ mười hai của Thánh Tổ là Lý vương phủ cũng là hậu duệ của Thành vương phủ kéo dài. Vì vậy đến cuối cùng, đại tông của Thành vương phủ, Lý vương phủ, Tuần vương phủ, Bối lặc Vĩnh Cơ phủ, đều là hậu duệ của Thành Triết Thân vương Vĩnh Tinh. Đây cũng là một trường hợp hiếm thấy của nhà Thanh.

Kỳ tịch

Khi nhập kỳ, Thành vương phủ được phân vào Hữu dực Cận chi Chính Hồng kỳ đệ nhất tộc, cùng kỳ tịch với Quả vương phủ (hậu duệ Dận Lễ), Bối lặc Vĩnh Cơ phủ, Chung vương phủ (hậu duệ Dịch Hỗ).